TỐI ƯU VIDEO YOUTUBE - Khiêm Vũ
THUẬT TOÁN XẾP HẠNG VIDEO YOUTUBE VÀ NHỮNG YẾU TỐ THƯỜNG BỊ BỎ QUÊN TRONG SEO VIDEO YOUTUBE
Đầu tiên là yếu tố xếp hạng một video của youtube. Trước hết, Youtube cũng được coi là một bộ máy tìm kiếm (Search Engine), cỡ lớn của thế giới, đứng hàng đầu cùng với Google, Bing,… Bởi vậy, nó cũng có những thuật toán riêng, để mang lại cho người dùng của mình những trải nghiệm tốt nhất.
Điểm đặc biệt của Youtube đó là việc nó không thể hiểu được nội dung video của bạn. Cái này thì (có vẻ quá nhiều) nhiều người nói và đề cập rồi. Tôi xin đề cập lại, biết đâu họ còn bỏ sót gì đó, hoặc với một vài bạn là một cái gì đó mới mẻ.
Bạn sẽ thấy rằng, không phải lượt view quyết định xếp hạng video của bạn. Một video thua hẳn
mấy chục lần về lượt view vẫn có thể đứng trên.
Việc quyết định một video có thực sự chất lượng và cuốn hút người xem hơn được Youtube quan tâm rất nhiều, và như đã nói, thì Youtube Search Engine (YSE) thực ra – trong định nghĩa của nó – cũng chỉ là một cái máy. Thế nên nó không thể biết được chính xác chất lượng video thế nào, có hình bạn gái sexy hay không, mà sẽ dựa trên cách mà người xem tương tác với video đó. Cụ thể là các
tiêu chí sau đây:
1. Khả năng giữ chân người xem
Nói một cách dễ hiểu, là tỉ lệ người xem video của bạn, có lâu hay không. Và tất nhiên rồi, càng xem lâu sẽ càng tốt. Không có lý do gì một video hay mà người ta chỉ xem 30 giây rồi tắt đi, hoặc chuyển sang video khác. Cũng như vậy, chả có lý do gì mà người xem lại chịu nán lại trước màn hình máy
tính hàng nửa tiếng đồng hồ để xem một video buồn tẻ, chẳng khác nào một chiêu tra tấn tinh thần thời hiện đại cả.
2. Lượng comment
Số lượng bình luận trên video của bạn thực sự có ý nghĩa. Một người khi comment trong video của bạn, chứng tỏ rằng họ yêu thích video đó, hoặc cũng có thể là ghét nó rất nhiều, nhưng quan trọng là họ đã xem, và nắm được nội dung video của bạn. Và nếu bạn mở rộng vấn đề, có thể thấy rằng, người ta sẽ mất nhiều công để gõ một cái comment dài hàng trăm chữ, khó khăn hơn nhiều, so với việc đơn giản click like một phát. Vậy thì cái nào sẽ được đánh giá cao hơn nhỉ? Chắc bạn có câu trả lời rồi. Nói đến đây thì tôi có một suy nghĩ khá hay ho, đó là nếu bạn thực hiện một video gây war, flame trong cộng đồng, việc 2 phe tranh cãi trong chính video của bạn, cũng là một yếu tố đưa video của bạn đi lên, và luôn nằm trong diện ưu tiên đề xuất, xếp hạng của Youtube. Tất nhiên là bạn đừng làm bất kỳ một video nào vi phạm nguyên tắc cộng đồng của Youtube, nên như thế là tốt hơn, bởi vì nó sẽ giúp cho kênh, và video của bạn không bị “đe dọa sự sống”.
3. Người xem có đăng ký kênh của bạn sau khi xem xong video?
Một người quyết định đăng ký kênh của bạn, sau khi vừa xem xong một video, có thể cho thấy một tín hiệu chắc chắn rằng, họ cảm thấy đây là một video hay ho. Và họ muốn đón chờ tiếp những video được đăng tải bởi kênh của bạn.
4. Chỉ số share mạng xã hội
Cái này không cần đề cập nhiều nữa. Việc bạn chia sẻ video trên mạng xã hội (như facebook, twitter, google+,….) giúp cho video mang tính lan truyền (viral). Và trong thời đại của internet 2.0, điều này là một yếu tố quan trọng.
5. Thêm vào danh sách yêu thích xem sau (Watch later)
Một người cảm thấy video thú vị, họ sẽ lưu vào danh sách để xem lại sau. Đó là lí do điều này cũng quan trọng trong chỉ số đánh giá.
6. Sự tăng trưởng của kênh
Mình đặt tên như vậy, vì chưa tìm được từ nào hay hơn 0_o Thực ra cái này là sự tăng giảm của các chỉ số của kênh, cả về lượt like, comment, số phút xem,… Những thông số này được biểu hiện rất rõ ràng trong bảng quản trị, mục thống kê.
7. Lượt like, dislike
Như đã nói nơi mục 2 ở phía trên, sẽ dễ dàng hơn nhiều để bạn ấn một nút like, hay dislike. Và trên thực tế, việc trao đổi để tăng like video cũng cực kỳ phổ biến. Bởi thế, tôi cho rằng đây là một yếu tố không quá quan trọng trong việc đánh giá thứ hạng của một video, so với một vài yếu tố kể trên.
TỐI ƯU MỘT CÁCH TỔNG THỂ VIDEO THEO LĨNH VỰC
Không nói đến việc bạn upload video lên kênh của mình một cách tùm lum, thích là đăng, và ngồi hy vọng cuối tháng ra ngân hàng. Chủ yếu, khi bạn đã xác định chơi video youtube để kiếm tiền, thì chắc chắn bạn sẽ theo đuổi một từ khóa, một lĩnh vực (niche) nào đó. Bởi thế, tối ưu tổng thể một video theo từ khóa của kênh là điều quan trọng.
Như tôi đã chia sẻ ở một status trên trang cá nhân, bạn có thể không ngờ rằng có nhiều thứ cần làm như vậy.
Như đã nói ở trên, YSE không thể hiểu được nội dung video của bạn có gì, mà nó phải dựa vào việc bạn mô tả video của mình như nào? Điều này là khá tương đồng với việc SEO hình ảnh. Nhưng nếu như hình ảnh chỉ cho đơn giản dừng lại ở việc đặt thẻ alt, tên file ảnh, và đoạn chữ xung quanh nơi
ảnh được đặt, thì video Youtube có nhiều thứ liên quan xung quanh để mô tả cho nó hơn.
Thứ nhất là tiêu đề video (title).
Tiêu đề video của bạn nên đặt độ dài khoảng 70 kí tự, và từ khóa nên được lặp lại 2 lần. Đó được coi là phương án tối ưu nhất.
Tại sao 70 kí tự? Bởi vì như vậy thì trên kết quả tìm kiếm, video của bạn sẽ hiện đầy đủ tên của nó, ko bị dạng tên mà còn 3 chấm lửng phía đuôi…
Và lặp lại từ khóa 2 lần thì nó là một yếu tố trong SEO mà thôi.
#Mẹo: Nếu video của bạn nói về youtube, bạn có thể chỉ cần lặp từ youtube một lần mà thôi. Vì trong bản thân tên video, đã có chữ youtube ở cuối khi được hiển thị rồi.
Tag của video.
Tag của video nên bao hàm, và bổ nghĩa cho từ khóa chính.
Mình có thể ví dụ thế này, nếu bạn làm video hài hước chẳng hạn. Thì khóa của video bạn nên để liên quan như: Xem video hài hước, video hài hay nhất, clip hài hước 2014, video funny,…
Tùy bạn vận dụng sao cho hiệu quả nhé, nhưng nhớ là phải có liên quan đến từ khóa bạn nhắm đến, và không quá 500 kí tự cho tất cả.
Mô tả video
Mô tả video nên có độ dài khoảng 200 chữ, và từ khóa chính của video nên được rải đều trong mô tả. Đơn giản có thể là 1 từ khóa ở mở đầu, 1 từ khóa ở giữa mô tả, và chốt mô tả 1 từ khóa nữa.
Từ khóa xuất hiện trong mô tả như đã đề cập thì nên rải đều. Nhưng điểm đặc biệt là từ khóa của bạn nên xuất hiện trong vòng 20 kí tự đầu tiên của mô tả. Tiếp theo đó một link gọi hành động.
Ví dụ như thế này: Video hài trò nghịch ngu nhất quả đất năm 2014
Tiếp nữa, bạn không nhất thiết cứ phải lặp lại từ “trò nghịch ngu” một cách vô nghĩa trong cả mô tả, hãy biến hóa nó đi. Ví dụ: trò đùa dai, nghịch dại, trẻ trâu nghịch,… Đây là một yếu tố trong SEO của Google, khi nó đã đủ thông minh, để hiểu được các cụm từ có nghĩa liên quan với nhau. Phía cuối video, hãy đặt link của chính video đó. Điều này có ý nghĩa gì? Đó là việc trên thế giới, và tất nhiên bao gồm cả Việt Nam, có những website dùng thuật toán để lấy dữ liệu từ video trên youtube, rồi tự động post lên site của họ. Đôi khi không chỉ link video, họ còn lấy cả phần mô tả. Đặt link chính video vào phần mô tả cũng giống như việc bạn được người khác tự nguyện tặng backlink cho mình vậy.
Tên kênh
Tên kênh nên chứa từ khóa. Trừ khi bạn muốn xây dựng thương hiệu riêng, kiểu “Khiêm Hihi” thì thôi, bỏ qua phần này. Còn lại thì nên đặt tên kênh có chứa từ khóa bạn đang nhắm đến. Ngay cả URL rút gọn của kênh cũng cần phải chứa từ khóa nhé các bạn.
Playlist
Bất kì một video nào của bạn tải lên, thì hãy đừng quên cho nó vào một playlist, và playlist thì cũng phải có chứa từ khóa, 2 lần càng tốt, nhưng ko đặt quá dài. Nhiều bạn chỉ tạo playlist khi đăng video, mà thường không tạo phía ngoài bảng quản trị của video. Điều này là một thiếu sót, nếu các bạn biết rằng playlist cũng có mô tả. Để thêm mô tả cho playlist, hãy vào phần “Kênh của tôi”, ấn vào “Danh sách phát”, chọn danh sách phát cần thêm mô tả, rồi chọn tiếp “Thêm mô tả” Gõ mô tả vào đó, có chứa từ khóa vào nhé.
Phần comment
Phần này ít thấy có người để ý. Bạn có bao giờ xem một clip gì đó mấy chàng trai làm tặng người yêu, dùng nhạc nền là một bài hát chưa rõ tên, trong mô tả thì chỉ có “Anh yêu em lắm, Polla à”. Thế mà tự dưng youtube nó gợi ý phía bên hông một video ca nhạc, click vào xem thì đúng là cái bài hát đó. Mình tìm hiểu thì thấy rằng phía dưới phần comment, có xuất hiện tên bài hát đó. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình khoảng 2 – 3 tài khoản Google Clone. Mỗi tài khoản này lập khoảng 2-3 kênh, rồi sau khi tài khoản gmail chính của bạn đăng video lên, hãy dùng các tài khoản clone kia sang video vừa đăng, comment lấy khoảng 2 dòng dưới video. Nội dung comment nên liên quan đến video, và có chứa từ khóa của video đó. Giữa lúc chuyển đổi các tài khoản, nên fake được IP thì sẽ tốt hơn. Tiếp tục, quay lại tài khoản gmail chính, đăng nhập vào kênh, và trả lời lại các
comment đó. Tất nhiên, có chứa từ khóa. Còn một việc nữa, hãy search trên youtube các video cùng làm về chủ đề giống của mình, nhảy sang khen video của họ, dài dài vào. Cuối cùng chốt một câu như thế này: “Đây là video về … của mình, các bạn thích thì click vào xem ủng hộ nhé”
Dạng như thế nhé, tùy bạn vận dụng.
Thumbnails
Cái này lại càng ít người để ý nữa. Và thực ra mình cũng chưa dám khẳng định, tuy nhiên có chắc là tốt hơn. Khi bạn upload xong một video, chọn phần custom thumbnail (hình đại diện tùy chọn). Hãy tải lên một hình ảnh, mà tên file của nó có chứa từ khóa của video của bạn. Ví dụ: rai-kang-dep-trai-nhung-gay.jpg . Đại loại vậy. Nhưng mà đừng nói cho ai biết nhé.
#Mẹo Chờ offline sẽ chia sẻ kĩ hơn phần thumbnail này
Tên tệp thô của video
Bạn có thấy rằng, khi tải video lên, youtube vẫn hiện góc phía bên phải, nhỏ nhỏ dòng chữ tên tệp thô video không. Tức là nó có quan tâm đến yếu tố đố. Cho nên, bạn đừng bao giờ đặt tên tệp video định tải lên ở trong máy tính là video1.mp4, hãy cho nó cái tên chính xác và định hướng, ví dụ: boy-dep-trai-yeu-girl-xinh-gai.mp4.
Chú thích và phụ đề
Thêm một yếu tố nữa ít ai quan tâm, đó là các bong bóng chú thích trình phát video. Một vài bạn chỉ lo giật tít ở phần chú thích nổi trên video, sao cho người dùng click vào, mà không tập trung vào keywords của video. Vậy nếu bạn đọc đến đây, hãy thử xem lại tất cả các chú thích nhé. Hãy tham khảo status này của tôi, và cân nhắc các yếu tố. Phần phụ đề cho video (transcript). Google cũng đọc những phụ đề này, vì nó cũng giống như description của video vậy, nó bám sát hoàn toàn nội dung video, qua đó phản ánh được video muốn truyền tải cái gì, và có nên đưa lên top hay không.
Button Text! Submit original article and get paid. Find out More
Monday, November 2, 2015
TỐI ƯU VIDEO YOUTUBE - Khiêm Vũ
Unknown |  at 1:16 AM
|  |  No comments
About The Author
About the Author
Nulla sagittis convallis arcu. Sed sed nunc. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.
- Các Bước Nhận Tiền Qua Western Union Nhận Thanh Toán Youtube
- TỐI ƯU VIDEO YOUTUBE - Khiêm Vũ
- KINH NGHIỆM YOUTUBE - ĐỜI THỪA FULL
- CÁCH REUP TOÀN TẬP FULL
- BÀI 4: REUP (KHÓA BACKLINK 5-9)
- BÀI 7: LÊN TOP VÀ GIỮ TOP (KHÓA BACKLINK 5-9)
- BÀI 2.2: UPLOAD VIDEO - MUA VIEW (KHÓA BACKLINK 5-9))
- BÀI 5: CÁCH SEO VIDEO YOUTUBE FULL(KHÓA BACKLINK 5-9)
- PHẦN 1: DANH SÁCH TẤT CẢ WEBSITE VIDEO HAY
- SEO TOP VIDEO YOUTUBE 24H EBOOK
-
▼
2015
(21)
-
▼
November
(21)
- SEO TOP VIDEO YOUTUBE 24H EBOOK
- TỪ CHỐI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - NINJA
- Các Bước Nhận Tiền Qua Western Union Nhận Thanh To...
- Cách Mua View Kiếm Tiền Trên Youtube NEW
- BÀI 8: CÁC CÁCH KIẾM VIEW HIỆU QUẢ (KHÓA BACKLINK ...
- BÀI 7: LÊN TOP VÀ GIỮ TOP (KHÓA BACKLINK 5-9)
- BÀI 6: CÁCH TRÁNH REPORT(KHÓA BACKLINK 5-9)
- BÀI 5: CÁCH SEO VIDEO YOUTUBE FULL(KHÓA BACKLINK 5-9)
- BÀI 4: REUP (KHÓA BACKLINK 5-9)
- BÀI 3: HƯỚNG DẪN SEO (KHÓA BACKLINK 5-9)
- BÀI 2.3 : SEO VIDEO(KHÓA BACKLINK 5-9))
- BÀI 2.2: UPLOAD VIDEO - MUA VIEW (KHÓA BACKLINK 5-9))
- Bài 2.1: TẠO GMAIL KHÔNG CHẾT KÊNH (KHÓA BACKLINK ...
- BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ BACKLINK (KHÓA BACKLINK 5-9)
- KINH NGHIỆM YOUTUBE FULL
- KINH NGHIỆM YOUTUBE - ĐỜI THỪA FULL
- CÁCH REUP TOÀN TẬP FULL
- PHẦN 2: DANH SÁCH TẤT CẢ WEBSITE VIDEO HAY
- PHẦN 1: DANH SÁCH TẤT CẢ WEBSITE VIDEO HAY
- REUP-VIDEO PHẦN 1
- TỐI ƯU VIDEO YOUTUBE - Khiêm Vũ
-
▼
November
(21)
Popular Posts
Blog Archive
Powered by Blogger.
0 comments: